Hướng dẫn lắp motor cổng tay đòn chi tiết từ A-Z

Cổng tay đòn được rất nhiều các hộ gia đình lắp đặt trong các năm trở lại đây, đặc biệt tại các khu biệt thự, các khu dân cư và các tòa nhà văn phòng. Để lắp đặt được một cánh cổng tay đòn hoạt động mượt mà không phải đơn giản, cần có kiến thức tích lũy qua nhiều năm kinh nghiệm lắp đặt.

1. Đặc điểm cổng tay đòn tự động

  • Có thể lắp đặt hệ thống tự động tay đòn cho cổng 1 cánh, 2 cánh hoặc cổng 4 cánh.

  • Tốc độ đóng/mở nhanh chóng, dễ dàng lắp đặt hơn các loại cổng khác như cổng âm sàn, cổng trượt.

  • Trọng tải cánh cao, có thể tải cánh cổng lên đến 1500kg 

  • Đóng/mở bằng tay nhẹ nhàng bằng khóa ly hợp trong trường hợp mất điện. 

  • Dễ dàng kết nối với các thiết bị điều khiển như: remote, cảm biến vân tay, bàn phím số, Smart phone, nút nhấn... 

  • Góc mở cổng: từ 90° đến 110°

  • Hệ thống dây điện và động cơ được thiết kế và lắp đặt an toàn, chống nước và chống côn trùng. 

  • Chuẩn kháng nước, kháng bụi IP68 

Hình ảnh cổng tự động cánh tay đòn

Hình ảnh cổng tự động cánh tay đòn 

2. Hướng dẫn lắp motor cổng tay đòn chi tiết từ A-Z 

Bước 1: Lựa chọn motor phù hợp

  • Để lựa chọn mô tơ phù hợp với cánh cổng, bạn cần xem xét tải trọng và kích thước của cổng.

  • Đối với loại cánh cửa, bạn cần chú ý đến công suất của động cơ và nguồn điện mà nó hỗ trợ (motor 24V hoặc 230V). Cùng với đó là bạn phải xem xét loại dòng điện của nơi lắp đặt.

  • Tùy thuộc vào địa hình lắp đặt, bạn cần lựa chọn cách lắp đặt phù hợp với tính thẩm mỹ, an ninh, an toàn và dễ bảo trì.

  • Tải trọng của cổng cũng quan trọng, bạn cần xem xét trọng lượng của cánh cửa để lựa chọn động cơ phù hợp. Thông thường, chọn động cơ dư tải 30% để đảm bảo vận hành mượt mà và tăng tuổi thọ cho động cơ.

  • Đối với cổng gia đình, công suất hoạt động thường thấp hơn so với cổng công ty. Bạn có thể lựa chọn các loại motor như cổng tay đòn pw330kg phù hợp với cổng nhỏ có chiều dài từ 2-8m. Bạn cũng có thể tích hợp các thiết bị thông minh như: Smart Wifi, cảm biến an toàn… 

  • Đối với cổng công ty, khu công nghiệp, bạn cần lựa chọn motor có công suất lớn như YH1500. Loại motor này có sức tải lớn để đảm bảo hoạt động tốt cho cổng công nghiệp dài và nặng, và có thể hoạt động với tần suất cao hàng ngày, phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.

  • Cuối cùng hãy kiểm tra xem bộ mô tơ có đầy đủ 2 tay đòn, hộp điều khiển, 2 remote điều khiển và bộ phụ kiện đế pass không.

Motor cổng tay đòn lắp đặt thực tết trêm cửa cổng

Bước 2: Khảo sát mặt bằng, vị trí gắn motor tay đòn 

  1. Vị trí trụ cổng cần chắc chắn và được làm bằng bê tông dày. Điều này giúp đảm bảo mô tơ cổng được gắn chắc chắn hơn.

  2. Cánh cổng phải đủ chiều dài để phù hợp với kích thước cổng.

  3. Cần xác định vị trí gắn mô tơ. Nơi gắn mô tơ cổng cần có thanh giằng ngang để đảm bảo mô tơ hoạt động chắc chắn.

  4. Xác định vị trí cấp nguồn điện cho cổng. Nguồn điện cấp cho động cơ và tủ điều khiển cần có điện áp là 220V AC, ổn định và đủ công suất để đảm bảo hoạt động tốt của hệ thống cổng tự động. Nên chọn vị trí điện gần cổng tay đòn  để tiết kiệm chi phí và thời gian đi dây điện.

  5. Xác định vị trí đặt tủ điều khiển và cảm biến. Chọn vị trí đặt tủ điều khiển sao cho không quá thấp để tránh ngập nước hoặc quá cao làm khó thao tác và bảo trì. Vị trí lý tưởng là nằm cạnh trụ cổng, cao hơn mặt sân khoảng 100-200cm. Cảm biến cũng được gắn trên trụ cổng, cách mặt đất khoảng 50cm.

  6. Xác định vị trí đặt motor cổng cánh tay đòn. Tay đòn cổng có thể được đặt ở nhiều vị trí khác nhau tùy theo sở thích của gia chủ. Chọn vị trí đặt motor tay đòn sao cho dễ dàng kết nối với tủ điều khiển và cảm biến.

Tiến hành khảo sát tất cả các yếu tố trên để có cơ sở chắc chắn trong việc lắp đặt mô tơ cổng cánh tay đòn một cách tốt nhất.

Xem thêm Sự khác nhau giữa cổng lùa tự động và cổng tay đòn

Khảo sát mặt bằng, vị trí gắn motor tay đòn

Khảo sát mặt bằng, vị trí gắn motor tay đòn 

Bước 3: tiến hành lắp đặt 

  • Gắn bộ phận giá đỡ đuôi motor cổng tự động vào cột trụ cổng. Lưu ý, cần căn chỉnh sao cho góc giữa cánh cửa và đuôi cột trụ là 90 độ.

  • Hàn bắt chặn đầu motor với cánh cổng sao cho đuôi và đầu motor cân bằng, và cổng phải đóng hoàn toàn.

  • Sử dụng tay mở khóa cơ motor, di chuyển con trỏ hành trình của motor từ vị trí đóng về vị trí mở cổng. Sau đó, đánh dấu công tắc giới hạn ở vị trí gần tương ứng với đầu và cuối con trỏ hành trình này.

  • Kiểm tra lại các vị trí lắp đặt cuối cùng và cài đặt chương trình đóng, mở cổng cho motor. 

Hình ảnh lắp đặt cổng tay đòn tự động

Hình ảnh lắp đặt cổng tay đòn tự động 

Bước 4: Cài đặt các chức năng của mạch điều khiển

Bước 5: Kiểm tra sau hoàn thiện. 

Vị trí lắp đặt, cách kết nối và hướng mở của thiết bị cảm biến và phạm vi phát hiện của cảm biến phải tuân thủ các tiêu chuẩn của cổng tay đòn.

Kiểm tra việc mở và đóng thực tế bằng remote, tay điều khiển hoặc thiết bị di động thông minh nếu đã lắp đặt smart wifi.

Kiểm tra tiếng ồn từ động cơ khi hoạt động, đảm bảo vị trí lắp đặt motor tay đòn đúng.

Kiểm tra xem motor có nóng lên khi hoạt động không, kiểm tra xem cổng có mở và đóng đúng hành trình không.

Kiểm tra bề mặt của động cơ, đảm bảo không có hư hại hoặc hao mòn ảnh hưởng đến hiệu suất. Đồng thời, không có sự cọ xát hoặc trầy xước.

Kiểm tra hoàn thiện cổng tay đòn tự động

Kiểm tra hoàn thiện cổng tay đòn tự động 

Tổng kết: 

Việc lắp đặt motor cổng tay đòn là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác trong từng bước. Từ việc lựa chọn motor phù hợp, khảo sát mặt bằng, tiến hành lắp đặt đến việc cài đặt các chức năng của mạch điều khiển và kiểm tra sau hoàn thiện, mỗi công đoạn đều có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống hoạt động mượt mà và an toàn.

Qua các bước hướng dẫn chi tiết từ A-Z của Golden Việt, các bạn có thể tự tin trong việc lắp đặt và bảo trì motor cổng tay đòn, từ đó mang lại cao công trình của bạn một bộ cổng tự động hoàn hảo nhất nhé! 

Tin tức khác
Quảng cáo
CTKM ƯU ĐÃI CUỐI NĂM Sửa chữa cửa cồng tự động cúp vàng thương hiệu